Dự báo

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

IMF cảnh báo về khả năng thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm trong những tháng tới

12:00 | 14/10/2020

IMF cảnh báo về khả năng thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm trong những tháng tới
Ảnh: Bloomberg
Thị trường chứng khoán thế giới có thể đi xuống trong những tháng tới nếu cuộc khủng hoảng Covid-19 tiếp diễn và quá trình phục hồi kinh tế cần nhiều thời gian hơn, theo cảnh báo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vào ngày thứ Ba.
Theo các số liệu thống kê mà CNBC có được, thị trường chứng khoán Mỹ hiện đã hồi phục đáng kể từ mức thấp thiết lập vào tháng 9/2020 và tính từ đầu năm đến giờ đã tăng điểm.
Chỉ số S&P 500 hiện đã tăng được 8% tính từ đầu năm 2020, chỉ số Nasdaq tăng được hơn 30% trong cùng khoảng thời gian trên.
Việc thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh trái ngược hoàn toàn với cú sốc kinh tế gây ra bởi đại dịch Covid-19.
Giám đốc bộ phận tiền tệ và thị trường vốn tại IMF, ông Tobias Adrian, nhận xét: “Rõ ràng, hiện đang có sự đối nghịch nhau giữa thị trường tài chính khi mà giá cổ phiếu không ngừng tăng lên mức cao và hoạt động kinh tế yếu, triển vọng kinh tế không mấy sáng sủa”. Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng nếu quá trình phục hồi kinh tế chững lại, sự lạc quan của nhà đầu tư sẽ nhạt đi.
“Khi mà nhà đầu tư vẫn tiếp tục tin rằng thị trường sẽ hưởng lợi từ hỗ trợ chính sách, giá tài sản sẽ vẫn được hỗ trợ. Tuy nhiên, nếu quá trình phục hồi kinh tế chững lại, có rủi ro giá tài sản sẽ điều chỉnh sâu hoặc đương đầu với nhiều biến động”, ông Adrian viết trong báo cáo.
Chuyên gia phân tích tài chính Gary Shilling, người đã có nhiều lần dự báo chính xác về suy thoái kinh tế, đã lo ngại về khả năng thị trường chứng khoán sẽ có thể lặp lại kiểu suy giảm của thập niên 1930 bởi quá trình phục hồi kinh tế mất thời gian hơn và khó khăn hơn so với kỳ vọng của nhiều nhà đầu tư. Trong khi đó, quỹ Bespoke Investment Group cũng cảnh báo về khả năng thị trường sẽ nguội đi.
Ông cũng không phải người đầu tiên nói về tình trạng không cân xứng giữa thị trường và nền kinh tế.
Nói với CNBC trong ngày thứ Ba, ông Adrian nhấn mạnh rằng diễn biến của thị trường tài chính trong năm đại dịch Covid-19 thực sự rất ấn tượng.
“Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, kinh tế thế giới đã chịu nhiều tác động nặng nề, các thị trường tài chính vẫn hồi phục, nhờ vậy nền kinh tế duy trì được tăng trưởng, tuy nhiên nếu dự báo về tương lai phía trước, triển vọng thị trường vẫn còn khá mong manh”, ông chỉ ra.
Một trong những yếu tố giúp tâm lý lạc quan trên thị trường chứng khoán năm 2020 dâng cao chính là việc chính phủ các nước bơm mạnh tiền vào nền kinh tế để ngăn khả năng kinh tế suy giảm. Tuy nhiên, IMF nghĩ rằng vẫn cần phải duy trì bơm tiền bởi tình hình đại dịch Covid-19 có quá ít dấu hiệu chững lại.
“Ở hiện tại, chính sách tiền tệ điều chỉnh phù hợp với tình hình trên khắp thế giới. Tuy nhiên, một khi quá trình phục hồi kinh tế thực sự bắt đầu, khả năng này sẽ chỉ xảy đến trong năm 2021 hoặc năm 2022, lúc đó cần phải xem xét lại chính sách tiền tệ và kiềm chế các yếu tố dễ gây tổn thương”, ông Adrian nói với CNBC.
Tuyên bố của ông được đưa ra sau khi IMF điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong ngày thứ Ba. Nhóm các nền kinh tế phát triển tăng trưởng vượt kỳ vọng trong quý 2 và quý 3/2020. Tuy nhiên, quỹ này cũng cảnh báo rằng quá trình phục hồi kinh tế sẽ còn dài và không bằng phẳng.
Trên thị trường tiêu dùng, đại dịch Covid-19 tuy nhiên đã mang đến cho ngành sản xuất và kinh doanh máy tính cá nhân cú huých tăng trưởng quan trọng.
Nhu cầu học tập và làm việc tại nhà tăng cao trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã giúp thị trường máy tính cá nhân tăng trưởng mạnh nhất trong hơn 1 thập kỷ, theo các phân tích công bố vào ngày thứ Hai được MarketWatch trích đăng.
Gartner Inc. và IDC công bố doanh số bán máy tính cá nhân có quý tăng trưởng mạnh thứ 2 sau nhiều năm chật vật tăng trưởng bởi nhiều người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các thiết bị thông minh.
IDC công bố doanh số bán máy tính cá nhân nói chung tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy doanh số bán máy tính cá nhân có mức tăng so với cùng kỳ lớn nhất tính từ quý 2/2010. Còn tính toán của Gartner cho thấy doanh số bán máy tính cá nhân tăng 3,6%.
Chênh lệch giữa số liệu của IDC và Gartner có nguyên nhân do một yếu tố trong cách tính toán: Chromebooks, loại laptop sử dụng hệ điều hành Chrome của Google, vốn rất phổ biến trong ngành giáo dục. Trong khi đó, số liệu của Gartner không hề tính đến Chromebooks trong khi đó doanh số bán các loại thiết bị này được tính toán riêng trong báo cáo doanh số của Gartner.
Hoạt động bán máy tính cá nhân tại thị trường Mỹ mang đến cú huých tăng trưởng doanh số quan trọng cho thị trường máy tính cá nhân. Gartner công bố doanh số bán máy tính cá nhân tại riêng thị trường Mỹ tăng 11,4% và như vậy ghi nhận mức tăng theo năm cao nhất tính từ quý 2/2010.
Giám đốc Gartner, ông Mikako Kitagawa, nói với MarketWatch rằng đây là lần đầu tiên doanh số bán máy tính cá nhân tăng trưởng 2 con số tính từ mốc thời gian trên. Tuy nhiên cũng phải xét đến thực tế rằng đã có đến 5 quý doanh số bán máy tính cá nhân giảm 2 con số.

TRUNG MẾN

Theo Bizlive

undefined