Tin tức

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

WB: Nông nghiệp là ngành có sức chống chịu tốt nhất với đại dịch Covid-19

12:00 | 19/01/2021

Ở cấp ngành, nông nghiệp hóa ra lại có khả năng chống chịu tốt nhất với tốc độ tăng trưởng ước đạt 2,68%, cao hơn khoảng 0,67 điểm phần trăm so với năm 2019.

Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam đã tăng lên đến 4,5% trong quý cuối cùng của năm 2020 (so với cùng kỳ năm trước), nhờ đó tốc độ tăng trưởng năm 2020 đạt 2,9% - đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ tiếp tục tăng trưởng vững chắc, với tốc độ tăng trưởng gần bằng mức trước đại dịch.
Tháng 12/2020 đánh dấu một kết quả tích cực khác trong thương mại hàng hóa, với tốc độ tăng trưởng hai con số về nhập khẩu (23,1%) và xuất khẩu (17,8%), trong khi dòng vốn FDI đã chậm lại.
Chỉ số giá tiêu dùng đi ngang trong tháng 12/2020 (so với cùng kỳ năm trước) do giá lương thực ổn định trong khi nhu cầu tiêu dùng vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau khủng hoảng.
Tăng trưởng tín dụng tăng nhẹ sau khi Ngân hàng Nhà nước cắt giảm lãi suất điều hành vào tháng 10, kết thúc năm 2020 ở mức 10,1% (so với cùng kỳ năm trước).
Thu ngân sách từ đấu giá quyền sử dụng đất, giao và cho thuê đất giúp cải thiện thu Ngân sách Nhà nước trong Quý 4/2020, đồng thời thanh khoản dồi dào tiếp tục làm giảm chi phí vay vốn của Chính phủ trên thị trườngtrong nước.
Việc phê duyệt và bắt đầu triển khai tiêm chủng rộng rãi một số loại vắc xin COVID-19 vào cuối năm 2020 đã nâng cao triển vọng kinh tế trong nước và trên toàn cầu trong năm 2021, đặc biệt là đối với ngành du lịch và hàng không, nhưng vẫn còn rủi ro phân phối vắc xin chậm cũng như xung đột thương mại.
Chính phủ sẽ phải đánh giá cẩn trọng về thời điểm gỡ bỏ các chính sách kinh tế vĩ mô đã được sử dụng để ứng phó với khủng hoảng nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
Việt Nam tiếp tục kiểm soát thành công đại dịch COVID-19
Tính đến ngày 13/1/2021, cả nước ghi nhận 1.520 ca nhiễm COVID-19 và chỉ có 35 ca tử vong. Trong 30 ngày qua, tất cả các trường hợp COVID-19 được xác định đều là các ca nhập cảnh.
Nền kinh tế tăng tốc phục hồi trong quý cuối cùng của năm 2020, đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới.
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,5% (so với cùng kỳ năm trước) trong Quý 4/2020, nhờ đó đã tăng trưởng 2,9% trong năm 2020. Mặc dù tốc độ tăng trưởng này thấp hơn đáng kể so với mức 7,0% trong năm 2019, nhưng Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế vẫn tăng trưởng trong đại dịch.
Ở cấp ngành, nông nghiệp hóa ra lại có khả năng chống chịu tốt nhất với tốc độ tăng trưởng ước đạt 2,68%, cao hơn khoảng 0,67 điểm phần trăm so với năm 2019.
Công nghiệp và dịch vụ tăng trưởng lần lượt 3,98% và 2,34%, thấp hơn khoảng 5 điểm phần trăm so với năm trước. Các lĩnh vực liên quan đến du lịch bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc khủng hoảng COVID-19, trong đó dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 14,7% vào năm 2020 so với năm trước, trong khi số lượng du khách nước ngoài vào năm 2020 chỉ bằng 21,3% so với con số được ghi nhận một năm trước.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi mạnh mẽ trong tháng 12, trở lại mức tăng trưởng trước đại dịch.
Vào tháng 12/2020, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng trở lại sau đợt sụt giảm ngắn trong tháng 11. Chỉ số này đã tăng 11,1% (so với cùng kỳ năm trước),là mức tăng trưởng cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát vào tháng 2. Các tiểu ngành chính hỗ trợ sự tăng trưởng này là than và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế, sản xuất kim loại, máy tính, sản phẩm điện tử và quang học, sản xuất và chế biến thực phẩm, thiết bị điện, giấy và các sản phẩm từ giấy. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Việt Nam tăng từ 49,9 trong tháng 11 lên 51,7 trong tháng 12, báo hiệu sự mở rộng của ngành công nghiệp chế biến.
Doanh số bán lẻ cũng tiếp tục tăng trưởng nhờ nhu cầu hàng hóa trong nước tăng lên.
Doanh số bán lẻ (SA) tăng trưởng ở mức 9,4% (so với cùng kỳ năm trước) vào tháng 12/2020, đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ tháng 2/2020. Tăng trưởng được thúc đẩy bởi nhu cầu trong nước với doanh số bán lẻ hàng hóa cao hơn 13,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, với những quy định hạn chế đi lại giữa các quốc gia,doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống, và dịch vụ lữ hành trong tháng 12/2020 lần lượt giảm 5,4% và 68,2% (so với cùng kỳ năm trước).
Thương mại hàng hóa tiếp tục chuỗi thặng dư kéo dài 8 tháng.
Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa tháng 12 (SA) lần lượt tăng 17,8% và 23,1% (so với cùng kỳ năm trước), ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ khi bùng phát đại dịch COVID-19 tháng 2/2020. Do đó, cán cân thương mại hàng hóa (SA) của Việt Nam đạt 279,6 triệu USD vào tháng 12/2020, tiếp tục chuỗi thặng dư trong 8 tháng và kết thúc năm với tổng thặng dư kỷ lục 19,3 tỷ USD.
Trong khi xuất khẩu hàng dệt may, giày dép và các sản phẩm nông nghiệp tiếp tục giảm kể từ khi đại dịch bùng phát, xuất khẩu điện thoại đã phục hồi và tăng 50,8% (so với cùng kỳ) vào tháng 12/2020, cùng với máy tính và hàng điện tử đã ghi nhận mức tăng trưởng.
Nhìn chung, thương mại trong năm 2020 có sự khác biệt đáng kể giữa các đối tác, với xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Trung Quốc tăng trưởng vững chắc lần lượt là 24,5% và 17,1%, trong khi xuất khẩu sang EU,ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản giảm. Tương tự,Việt Nam nhập khẩu nhiều hơn từ Trung Quốc,Nhật Bản và EU, nhưng ít hơn từ Hàn Quốc, ASEAN và Mỹ trong năm 2020 so với năm 2019.
Vốn FDI đăng ký đạt khoảng 2,1 tỷ USD vào tháng12/2020, thấp hơn khoảng 28,9% so với tháng trước và thấp hơn 66,3% so với tháng 12 năm trước. Nhìn chung, Việt Nam đã thu hút được hơn 28,5 tỷ USD vốn FDI trong năm 2020, thấp hơn khoảng 25% so với năm 2019, nhưng đây vẫn là một thành tựu lớn do UNCTAD dự báo dòng vốn FDI vào Đông Á sẽ giảm 30-45% vào năm 2020.
Lạm phát tiếp tục giảm do giá lương thực, thựcphẩm ổn định trong khi nhu cầu trong nước chưa phục hồi hoàn toàn.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,3% (so với tháng trước), đánh dấu lần giảm thứ ba liên tiếp. So với tháng12/2019, CPI chỉ tăng 0,1%. Lạm phát giảm chủ yếu có thể là do giá lương thực, thực phẩm ít biếnđộng trong tháng 12 so với tháng 11/2020. Hơn nữa,mặc dù tiếp tục phục hồi, nhu cầu tiêu dùng vẫn yếuhơn so với năm trước, do đó gây áp lực giảm giá.
Tăng trưởng tín dụng phục hồi sau khi Ngân hàng Nhà nước cắt giảm lãi suất điều hành vào tháng 10.
Sau khi Ngân hàng Nhà nước cắt giảm lãi suất điều hành vào tháng 10 để giảm chi phí tín dụng, tăng trưởng tín dụng (so với cùng kỳ năm trước) đã tăng từ 9,6% trong tháng 10 lên 10,5% trong tháng 11 và10,1% trong tháng 12. Do tốc độ này cao hơn mức tăng trưởng GDP danh nghĩa, tỷ lệ tín dụng/GDP đã tăng lên, từ khoảng 136% năm 2019 lên hơn 143% vào năm 2020.
Thu ngân sách được cải thiện trong khi chi phí vay vốn trong nước tiếp tục giảm.
Đến ngày 8/1/2021, Bộ Tài chính ước tính tổng thu ngân sách năm 2020 đạt khoảng 1.507,1 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 98% kế hoạch. Thu từ đấu giá đất, giao quyền sử dụng đất và cho thuê đất đã đóng góp khoảng 209 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 14% tổng thu ngân sách. Về chi ngân sách, Chính phủ đã đẩy mạnh đầu tư công để hỗ trợ nền kinh tế.Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư theo kế hoạch cho năm 2020 (không bao gồm các năm trước) là 82,8% vào tháng 12/2020, so với 67,5% vào năm 2019.
Kho bạc Nhà nước chỉ vay trong nước khoảng 43,6 nghìn tỷ đồng vào tháng 12/2020, tất cả đều có kỳ hạn từ 10 năm trở lên. Thanh khoản dồi dào đã khiến chi phí đi vay giảm đều đặn, với lãi suất Trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm vào ngày 23/12 chỉ ở mức 2,28%, thấp hơn 0,20% so với cuối tháng 11.
WB khuyến cáo trong thời gian tới, cần chú ý đến Việt Nam sẽ phục hồi như thế nào sau đại dịch. Việc phê duyệt một số vắc xin Covid-19 vào cuối năm 2020 mang lại hyvọng về triển vọng tích cực hơn vào năm 2021, đặc biệt là đối với ngành du lịch và hàng không. Rủi ro bao gồm chậm trễ trong phân phối và sử dụng vắc xin. Cuối cùng, Chính phủ sẽ cần phải đánh giá cẩn trọng vềthời điểm gỡ bỏ các chính sách tài khóa và tiền tệ liên quan đến COVID-19 đã được ban hành để hỗtrợ nền kinh tế.

NHẬT ĐĂNG

Theo Bizlive

undefined