Nghiên cứu

Cập nhật: 16:32 GMT - thứ tư, 6 tháng 7, 2011

Một góc nhìn độc đáo trong sự hội nhập của nền văn minh thế giới

12:00 | 16/09/2020

Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học và các phương tiện truyền thông liên kết, đã thúc đẩy sự hội nhập toàn cầu của các nền văn minh trên thế giới. Kho tàng dữ liệu tri thức trên Internet làm cho sự hiểu biết của con người ngày càng phong phú hơn. Nhưng có một nền văn minh bí ẩn vẫn tồn tại sừng sững và thách đố nhận thức của nhân loại hàng ngàn năm qua.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Theo Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh: “Đó chính là nền văn minh Đông phương, mà nền tảng tri thức của nó là thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch”.

Kinh Dịch là một hệ thống tư tưởng triết học của người Á Đông cổ đại, dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua đối kháng (âm dương) và thay đổi (chuyển dịch). Ban đầu, kinh Dịch được coi là một hệ thống để bói toán, nhưng đến nay, sau rất nhiều nghiên cứu, kinh Dịch là một hệ thống tri thức cổ đại khổng lồ, nhằm diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng triết học cổ Á Đông, được coi là một tinh hoa cổ học. Nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh...

Khi nhắc đến kinh Dịch, bộ kỳ thư mà nội hàm của nó cho đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn, người ta vẫn cho rằng kinh Dịch có xuất xứ từ Trung Hoa, ra đời từ thời Phục Hy? Thế nhưng, với Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, kinh Dịch lại có xuất xứ từ Việt Nam cổ đại, được thể hiện trong mọi mặt từ đời sống (thể hiện trong các vật thể liên quan mật thiết đến cuộc sống hàng ngày) cho đến văn hóa (dân gian, thông qua ca dao tục ngữ) đến đời sống tinh thần. Và Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã viện chứng quan điểm bằng rất nhiều dẫn chứng, lý lẽ thực tế không thể bác bỏ, chối cãi.

Cũng theo Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh:

“Kể từ khi nền văn hiến Việt bị sụp đổ ở miền Nam sông Dương Tử từ 2300 năm trước, nền văn hiến Việt bị Hán hoá một cách cục bộ, không hoàn chỉnh, rời rạc và bị mạo nhận. Nhưng nó vẫn lưu truyền cho tới ngày nay, qua các phương pháp ứng dụng của nó. Và qua những hiệu quả của những di sản ứng dụng này, đã giúp nó tồn tại từ hàng ngàn năm qua, nhưng người ta không hiểu biết gì về nó. Nhưng cũng không thể bác bỏ vì tính hiệu quả trong ứng dụng thực tế với khả năng tiên tri.

Theo tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh thì đây chính là nguyên nhân quan trọng, khiến cho nền văn minh Đông phương bí ẩn một cách huyền bí, thách đố trí thức của nhân loại. Ngay cả những trí thức tinh hoa của chính nền văn minh Trung Hoa cũng không hiểu biết gì về nó.

Tất cả những luận điểm của Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã được trình bày trong 2 cuốn sách “Minh triết Việt trong văn minh Đông phương” (Nxb Hồng Đức 2019) và ‘Tìm về cội nguồn kinh dịch” (Nxb Hồng Đức 2020). Nội dung 2 cuốn sách này, Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã mở môt cánh cửa để đi vào kho tàng đầy bí ẩn của nền văn minh Đông phương.

Hai cuốn sách của Nhà nghiên cứu lý học Đông phương Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Khi nhận xét về cuốn sách “Minh triết việt trong văn minh Đông phương” TS Nguyên Đồng ở bang Orange Califonia đã viết:

“Cách bố cục cuốn sách rất độc đáo, tác giả cho biết kết luận tổng quát ngay từ phần dẫn nhập. Sau đó qua những phần chính, tác giả đưa ra thứ lớp các bằng chứng, chứng minh cho mô hình từ căn bản khai sinh ra vũ trụ, cho đến sự biến hoá tiếp diễn từ đơn giản đến phức tạp, qua tổng hợp Dịch với thuyết Âm Dương Ngũ hành. Người đọc có cảm giác đang phiêu lưu đi tìm một kho tàng cổ vô giá, đã bị vùi lấp dưới lau sậy của hàng ngàn năm vô tri thức. Giá trị của kho tàng không phải để tôn vinh một niềm kiêu hãnh dân tộc suông. Mà còn có tiềm năng cống hiến cho những giải pháp quý giá, cho các bế tắc khoa học hiện đại”.

 

Có thể nói, nhận xét của GS-TS Nguyên Đồng mang tính tiên tri, khi cuốn sách tiếp theo được xuất bản, là cuốn: “Tìm về cội nguồn kinh Dịch” thì tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã liên hệ những phát kiến của mình liên quan tới những nội dung thuyết Âm Dương Ngũ hành được hiệu chỉnh nhân danh nền văn hiến Việt. Trong đó ông đã chỉ ra sai lầm từ những khái niệm rất căn bản của khoa học hiện đại, như: không gian ba chiều, vấn đề khái niệm không gian và thời gian. Trong đó ông cũng bác bỏ luôn định lý Godel. Và một điều độc đáo nữa căn cứ trên sự phục hồi của kinh Dịch, tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh xác định thuyết Big Bang sai.

Nếu như Stephen Hawking cho rằng: “Với một không gian nhiều chiều thì chúng ta có thể giải quyết được những bế tắc của lý thuyết Dây”. Thì trong cuốn Tìm về cội nguồn kinh Dịch, tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã khẳng định một không gian N chiều, mở ra một lối thoát của một lý thuyết mũi nhọn của nền khoa học hiện đại mà Stephen H. King đã đặt vấn đề cho nó. Đó chính là nguyên nhân mà nhận xét GS-TS Nguyên Đồng mang tính tiên tri.

GS.TS Nguyên Đồng viết:

“Với những thành công vượt bậc trong các khoa học chuyên ngành, khoa học hiện đại vẫn lúng túng khi đi tìm sự thống nhất giữa khoa học vi mô và khoa học vĩ mô, điển hình là sự thiếu dung hoà giữa lý thuyết lượng tử (quantum mechanics) và lý thuyết tương đối (ralativity physics). Trong khi đó lý học dịch Đông phương đã có tham vọng lý giải tổng quát và định tính những tương tác phức tạp giữa các yếu tố thiên nhiên từ hạt lượng tử đến các Thiên Hà và con người với vũ trụ”.

Tất nhiên sự khám phá này là một đóng góp không nhỏ dưới góc nhìn độc đáo của sự hội nhập của các nền văn minh của tác phẩm “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch” và “Minh triết Việt trong văn minh Đông phương”. Đây cũng chính là nguyên nhân mà Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh xác định thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch là Lý thuyết Thống Nhất mà nhân loại đang mơ ước.

 

PV

undefined